Hoạt động 3,7 cm Pak 36

Lính Đức với pháo chống tăng 3.7 cm Pak 36 ở Bỉ, năm 1940.Lính Trung quốc triển khai một khẩu Pak 36

Năm 1936, trong nội chiến Tây Ban Nha, Pak 36 chở thành một tiêu chuẩn cho pháo chống tăng hạng nhẹ. Quân Đức đã cho thấy hiệu quả của loại pháo này trong thực chiến.

Trong năm 1940, tại chiến trường phía Tây, Pak 36 trở nên lỗi thời. Nó không thể xuyên phá giáp của các xe tăng đời mới của Anh, Pháp. Tuy nhiên, nó vẫn rất hiệu quả đối với tăng hạng nhẹ (loại tăng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong quân đội các nước này tại thời điểm năm 1940). Vì vậy, nó vẫn được quân đội sử dụng.

Năm 1941, tại chiến trường phía Đông, Pak 36 vẫn có thể chiến đấu được vì phía Liên Xô có tới hơn 21.000 xe tăng hạng nhẹ trong tổng số hơn 23.200 tăng của họ. Pak 36 vẫn đủ sức xuyên giáp của các tăng T-26, BT, T-37/38/39/40/50 từ khoảng cách 1.000 m, hay xuyên giáp các tăng lớn hơn như T-28, T-35 ở cự ly 100 m. Dù Pak 36 không thể xuyên giáp T-34 hay KVs ở bất kỳ khoảng cách nào, nhưng số lượng tăng hạng trung và nặng loại này không nhiều (957 T-34 và 530 KVs). Từ năm 1940, một loại đạn xuyên giáp mới có lõi vonfram được sử dụng. Nó có thể xuyên phá giáp T-34 ở một vài điểm được bảo vệ kém, nhưng nói chung là Pak 36 không còn hữu dụng nữa.

Từ giữa 1940, trong quân đội Đức, Pak 36 dần bị thay thế bởi pháo 5 cm Pak 38. Các nước đồng minh của Đức thì vẫn sử dụng Pak 36 thêm một thời gian nữa.

Lợi thế của các Pak 36 là nó dễ di chuyển. Nó có thể được đưa đi nơi khác rất nhanh chóng bằng 2 người lính (nó nặng chỉ 432 kg). Ngoài ra thì kích thước nhỏ của nó sẽ dễ ngụy trang. Tốc độ bắn của súng cũng rất tốt.

Vì trọng lượng nhẹ, nên Pak 36 hay được gắn lên các xe thiết giáp hạng nhẹ hoặc xe tăng siêu nhẹ. Ví dụ như thiết giáp Renault UE Chenillette hay xe kéo T-20 Komsomolets.

Ở chiến trường châu Á, Pak 36 của quân đội Trung Hoa Dân Quốc cực kỳ hiệu quả trong chống thiết giáp của Nhật vì quân Nhật chủ yếu dùng các xe tăng hạng nhẹ và siêu nhẹ (như Type 95 Ha-Go hay Type 97 Te-Ke)[4].